Nông Nghiệp Số

Nâng tầm giá trị nông nghiệp Việt Nam

Nông Nghiệp Số

Nâng tầm giá trị nông nghiệp Việt Nam

Phần mềm quản lý canh tác nông nghiệp

16/03/2021 4151 lượt xem

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN QUẢ PHẦN MỀM

A. Đặc tả kỹ thuật

- Phần mềm chạy trên nền web, giao diện theo chuẩn “Responsive” có thể tuỳ biến trên các thiết bị máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại di động;

- Hệ điều hành máy chủ Ubuntu Server 16.04;

- Máy chủ web Apache/Nginx;

- Cơ sở dữ liệu MySQL/NoSQL.

B. Chức năng quản trị chung

- Phân quyền quản trị: Admin, Quản lý hành chính, quản lý kỹ thuật, bộ phận sản xuất;

- Quản lý truy xuất nguồn gốc;

- In ấn tem nhãn;

- Xuất, in báo cáo;

- Sao lưu dữ liệu.

C. Chức năng quản lý chuyên môn: Căn cứ các quy phạm: VietGAP/GlobalGAP, TCVN 5603:2008, ISO 22000, Luật An toàn thực phẩm;

1. Phân hệ Quản lý dữ liệu sử dụng đất canh tác (Bản đồ GIS sản xuất): Quản lý và theo dõi các vùng nguyên liệu sản xuất dưới dạng bản đồ.

Các chức năng chính:

- Nhập, vẽ sơ đồ thửa trên bản đồ GIS vệ tinh.

- Quản lý các lớp bản đồ theo Hệ thống thông tin địa lý:

 + Nguồn điện;

 + Nguồn nước;

 + Đường giao thông;

 + Các lô, thửa canh tác có mã số;

 + Tính toán diện tích các lô, thửa canh tác;

 + Phân loại nhà lưới, ruộng;

 + Các cơ sở vật chất: Nhà xưởng, nhà sơ chế, kho phân bón, kho thuốc;

 + Quản lý tình trạng sở hữu.

- Quản lý các yếu tố về Khu vực sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP:

 + Quản lý kết quả phân tích xét nghiệm mẫu đất, nước theo hoá học, sinh học, vật lý;

 + Đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất; đánh giá nguy cơ trong đất.

2. Phân hệ Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

- Quản lý mức độ sâu hại và thiên địch

 + Quản lý mức độ ở các vùng lô, thửa

 + Quản lý tình hình phòng, chống sâu, bệnh

- Quản lý các biện pháp canh tác chống sâu, bệnh

 + Biện pháp kiểm dịch, khử trùng;

 + Biện pháp cơ giới, thủ công;

 + Biện pháp canh tác cải thiện sinh thái;

 + Biện pháp sinh học;

 + Biện pháp hoá học.

 - Quản lý đào tạo chuyên gia cho công nhân, nông dân.

3. Phân hệ Quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân bón

- Quản lý hoá đơn đầu vào cho thuốc BVTV và phân bón;

- Quản lý nhật ký sử dụng thuốc, phân bón theo từng lô thửa theo nguyên tắc 4 đúng:

 + Đúng thuốc

 + Đúng lúc

 + Đúng liều lượng

 + Đúng cách.

- Quản lý dư lượng trước thu hoạch.

4. Phân hệ Quản lý canh tác rau theo Tiêu chuẩn VietGAP cho rau quả tươi: Phân hệ được thiết kế phù hợp với Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28/ 01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam.

- Quản lý hoá đơn đầu vào cho giống và gốc ghép

- Quản lý nhân công

 + Thêm, sửa, xoá nhân công;

 + Thống kê ngày công, công việc qua ghi chép nhật ký.

- Lên quy trình kỹ thuật canh tác

 + Quy trình được nhập cho từng luống, vụ.

 + Các công đoạn được biểu diễn dưới dạng sơ đồ Gantt;

 + Các công đoạn được gán cho từng nhân công;

 + Dự báo được sản lượng, ngày thu hoạch;

 + Cảnh báo các điều kiện không phù hợp.

- Ghi chép nhật ký điện tử

 + Ghi chép nhật ký qua máy vi tính.

 + Xuất một phần nhật ký ra dữ liệu Truy xuất nguồn gốc.

- Quản lý đào tạo cho nhân công

 + Đào tạo về chính sách VSATTP;

 + Đào tạo về các nguy cơ liên quan đến sức khoẻ & điều kiện an toàn, quy trình thao tác an toàn;

 + Đào tạo về sử dụng hệ thống Quản lý canh tác.

 + Quản lý mẫu đơn phản ảnh khiếu nại theo tiêu chuẩn VietGAP.

5. Phân hệ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm

* Có các chức năng chính:

- Ghi chép nhật ký điện tử, tra cứu thông tin TXNG, cấp phát mã Truy xuất nguồn gốc tự động; in ấn tem truy xuất nguồn gốc trên hệ thống phần mềm; chức năng quản trị thống kê…

- Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được xây dựng đi kèm với hệ thống nhận diện thương hiệu của đơn vị sản xuất.

- Lưu trữ tất cả định dạng dữ liệu: Text, video, hình ảnh,…

- Tổ chức dữ liệu Truy xuất nguồn gốc theo đặc thù từng nhóm hàng hóa khác nhau, dựa trên kết quả nghiên cứu tâm lý khách hàng, kinh nghiệm triển khai thực tế, tuân thủ các quy định trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

- Quản lý sản phẩm, quản lý nhà sản xuất, quản lý nhà phân phối, quản lý thông tin truy xuất,…

- Theo dõi hoạt động in ấn và cấp phát tem của các khu vực đóng gói sơ chế.

* Mô tả về mã Truy xuất nguồn gốc

-  Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm được mã hóa dưới dạng mã QR (mã vạch 2 chiều), đọc thông qua máy quét mã vạch hoặc điện thoại thông minh (smartphone).  Có thể quét mã bằng tất cả các phần mềm thông dụng hiện nay (Zalo, Facebook,…)

- Xuất hiện thông báo khi mã QR dán trên sản phẩm hết hạn sử dụng để hạn chế sao chép, làm giả.

* Tóm tắt quy trình Truy xuất nguồn gốc

D. Thiết bị

1. Máy in tem

Máy in mã vạch, lập trình kết nối hệ thống phần mềm

- Máy in tem được lập trình tương thích với hệ thống phần mềm nhằm thực hiện thao tác in mã Truy xuất nguồn gốc lên phôi tem cấp sẵn một cách dễ dàng, có cơ chế thống kê, kiểm đếm.

- Khi nhà sản xuất muốn in bao nhiêu tem thì đặt lệnh in thông qua hệ thống, thông tin số lượng tem được phần mềm thống kê để phục vụ theo dõi và quản lý.

Hình 02. Hình ảnh máy in mã Truy xuất nguồn gốc

 


 Liên hệ tư vấn: Hotline 0966 688 650

Chia sẻ:
Top